Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017

BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC  2016 – 2017

Số kí hiệu BCTK
Ngày ban hành 12/03/2018
Ngày bắt đầu hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Thể loại Báo cáo
Lĩnh vực Giáo dục
Cơ quan ban hành Cơ quan ban hành
Người ký Vũ Thị Hồng

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT  TP  THỦ DẦU MỘT        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG                          Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

       
   

            Số :         /BC – LHP                           Hiệp Thành, ngày 20  tháng 05 năm 2017


                                      BÁO CÁO
TỔNG KẾT THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC  2016 – 2017

Căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học 2016 - 2017 và đặc điểm tình hình  thực tế của đơn vị, trường Tiểu học Lê Hồng Phong  đã thực hiện được các hoạt động giáo dục, dạy và học trọng tâm như sau:
I/ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
Tổng số lớp : 20 
KHỐI Số HS đầu năm Số HS cuối năm Bán trú HS khó khăn HS dân tộc HS nhận HB/tài trợ HS đi HS đến HS bỏ học Tăng/
giảm
TS NỮ TS NỮ                
MỘT 108 41 107 40 107 6     1/1     Giảm 1
HAI 151 70 149 69 149       2/1     Giảm 2
BA 153 73 151 72 153       2/1     Giảm 2
BỐN 138 76 137 75 137 4/1
T binh
    1/1     Giảm 1
NĂM 151 73 151 73 154              
TC 701 333 695 329 695 10     6/4     6/4
Biện pháp khắc phục học sinh bỏ học : BGH đã chỉ đạo cho TPT Đội thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức phong phú, “ vui mà học” tạo được không khí vui tươi, giúp học sinh có niềm vui khi đến trường. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh. Thường xuyên quan hệ với gia đình học sinh để trao đổi, thăm nắm về tình hình học tập nhằm giúp các em học sinh chưa đạt chuẩn, học sinh cá biệt có điều kiện học tập tốt.
II/ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC:
1. Việc triển khai  thực hiện TKB linh hoạt đối với các trường dạy 2 buổi/ngày
Đơn vị đã thực hiện đúng thời khoá biểu cho các lớp 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Sở Giáo dục. Việc dạy và học thực hiện đúng theo phân phối chương trình của BGD & ĐT. Thời gian dạy và học, nội dung học đảm bảo tốt theo tinh thần chỉ đạo của ngành. Tạo cho học sinh học tập nhẹ nhàng, không áp đặt và dồn ép kiến thức .
Nội dung dạy học 2 buổi/ngày được thực hiện theo định hướng sau:                    
- Bám sát nội dung chương trình quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006; đảm bảo yêu cầu tối thiểu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông.
- Thực hiện các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên; tổ chức phụ đạo bồi dưỡng học sinh phù hợp từng đối tượng học sinh; dạy học các môn tự chọn và phát huy khả năng của học sinh theo các nội dung tự chọn.
- Thực hiện các hoạt động giáo dục như: giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao… theo quy định của kế hoạch giáo dục, kế hoạch thời gian năm học; phát triển năng khiếu cá nhân, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
  Hạn chế: Số tiết giảng dạy ngoài trời còn ít .
 Trong năm học , trường chỉ tổ chức được 01 tiết học thực tế tại nhà tù Phú Lợi, nhà máy nước Bình Dương. Tổ chức tiết GDSK Răng miệng, KNS  Chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường,  tổ chức tiết học thực hành kĩ năng sống ngoài sân trường trên 2tiết/1 khối, tiết sinh hoạt NGLL thực hiện theo kế hoạch của Đội TNTPHCM...
Nhà trường phối hợp y tế phường khám sức khoẻ quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ cho HS, tổ chức khám và theo dõi sức khỏe định kì. Duy trì được nề nếp, thói quen trong ăn uống, ngủ. Thực hiện tốt việc kiểm tra chế biến và lưu mẫu thức ăn đúng qui định. Ngoài ra còn có điều chỉnh chế độ ăn cho HS béo phì và suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên nhà trường cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu tiền ăn của PHHS.   
2 Tình hình thực hiện Thông tư số 22/2016/TT-BGd ĐT ngày 22/9/2016( Thuận Lợi, khó khăn, đề xuất), Tổ chức đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn. thực hiện việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường và kĩ năng sống, tiết kiệm năng lượng vào các môn học ở cấp tiểu học. Kết quả thực hiện TKB linh hoạt, các CLB trong nhà trường ….
a. Tình hình thực hiện thông tư 22/2016.
- Số buổi tập huấn: ở tổ khối  5  buổi.
     - Nội dung tập huấn: Đánh giá xếp loại học sinh theo TT30, hướng dẫn đánh giá, nhận xét vào sổ theo dõi đánh giá, sổ học bạ mới, cách ra đề kiểm tra  theo thông tư 22
     - Thời gian tập huấn: Vào các ngày thứ bảy của tuần thứ 1 và 3 của tháng.

* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của PGD, BGH thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, nắm vững nội dung của thông tư 30 và TT22, được SGD, PGD tập huấn thường xuyên. Giảm bớt áp lực cho PH và HS, hạn chế việc dạy thêm học thêm sai quy định.
          -  Giáo viên trong tổ đều nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
          -  Khi thực hiện thông tư 22/2016/TT-BGDĐT học sinh học các giờ bộ môn nghiêm túc hơn, có chú trọng hơn .
          -  Giáo viên thực hiện nghiêm túc theo thông tư
           - Về đánh giá thường xuyên về học tập, việc đánh giá theo 3 mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành, xét về mặt tâm lý, 3 mức này nhìn nhận cụ thể hơn kết quả phấn đấu của học sinh.
          - Đánh giá sự hình thành và lực, phẩm chất của học sinh: Thông tư 22 viết gọn lại thành 2 nhóm:
+ Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề;
+ Phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.”   Điều này giúp giáo viên dễ dàng hơn trong đánh giá, đồng thời tránh được những hiểu lầm
- Việc ra đề theo TT22 có 4 mức độ nhầm phân hóa được các đối tượng học sinh cụ thể hơn
- Có thêm các bài kiểm tra giữa kì tạo động lực cho các em phấn đấu hơn trong học tập
- Học sinh được tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập - Giáo viên được chủ động trong việc ghi chép sổ sách.
* Khó khăn:
- Thông tư 22 có một số điều chỉnh, bổ sung về đánh giá năng lực, phẩm chất, kiến thức, kĩ năng nhưng mẫu học bạ, sổ chủ nhiệm theo mẫu cũ nên gặp không ít khó khăn.
- Việc ra đề kiểm tra theo 4 mức độ nhưng trong chuẩn kiến thưc kĩ năng các môn học thì lại bỏ những bài thuộc mức 4 nên khi học sinh làm bài mức độ 4 ít em làm được.
*  Đề xuất:
PGD nên phổ biến những cá nhân, đơn vị thực hiện tốt việc ghi nhận xét, đánh giá, cách làm hay cho các đơn vị học tập.
b. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn:( Nêu nội dung đổi mới ở từng tổ, của chuyên môn trường)
  • Đã thực hiện đổi mới sinh hoạt  chuyên môn theo quy định.
  • Phát huy tốt vai trò tổ trưởng trong việc tổ chức hoạt động tổ chuyên môn.
  • Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tăng cường theo hướng trao đổi.
  • Thảo luận nội dung giảng dạy,rút kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn.
-    Củng cố được mối đoàn kết giữa các thành viên trong tổ.
  • Cùng nhau xây dựng  được các kế hoạch chuyên môn của tổ đi đến mục tiêu thống nhất về mục tiêu nội dung ,phương pháp thực hiện.
- Nội dung đổi mới: Các buổi họp tổ luôn xoay quanh bàn bạc, thảo luận về những khó khăn gặp phải trong quá trình giảng dạy, những biện pháp để nâng chất lượng  định hướng đề xuất các phương án giảng dạy tích cực cho các tiết thao giảng của tổ trong tháng, đưa ra bàn bạc, trao đổi, tìm ra các giải pháp để đạt được hiệu quả trong các tiết dạy nhằm nâng cao năng lực học tập cho HS.
- Kết quả: tay nghề của GV tổ ngày được nâng cao, chất lượng học tập của học sinh tiến bộ rõ nét ở các lớp theo từng tháng. Tìm ra được các hình thức dạy học hấp dẫn, pháp huy được năng lực học tập của học sinh.Chất lượng sinh hoạt chuyên môn được nâng lên.
* Khó khăn: -Một số GV đôi khi còn nhút nhát  rụt rè trong việc đóng góp ý kiến xây dựng các cuộc họp tổ.
- Một số giáo viên chưa thực sự hợp tác cùng nhau xây dựng kê hoạch bài học.
- Thao giảng dự giờ để giúp đỡ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ nên chú trọng đánh giá hiệu quả việc tiếp thu bài và vận dụng kiến thức của học sinh.
- Không xếp loại giờ dạy làm giảm áp lực cho giáo viên.
-  Chỉ đạo các tổ xây dựng quy chế hoạt động của tổ, phân công bằng văn bản trách  nhiệm từng thành viên trong tổ .
- BGH thường xuyên tham dự SHCM các tổ để kịp thời giúp đỡ tổ, khối và giáo viên
         
          * Kết quả
          - Hiệu quả của SHCM được nâng lên rõ rệt, tiết kiệm được thời gian công sức của CBGV, tay nghề của giáo viện tiến bộ vượt bậc, Giáo viên khi SHCM mạnh dạn đóng góp ý kiến xây dựng nên nhiều giáo viên thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế từ đó có hướng phát huy cũng như điều chỉnh kịp thời, tạo môi trường đoàn kết trong tổ khối, đơn vị.
c. Tổ chức triển khai và đi vào thực hiện việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường, kỹ năng sống và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu   vào các môn học ở cấp tiểu học:
              Ban giám hiệu cùng với các tổ trưởng xây dựng kế hoạch triển khai đến giáo viên của nhà trường nội dung lồng ghép vào các môn học theo quy định. Kiểm tra việc thiết kế bài dạy và dự giờ kiểm tra việc thực hiện giảng dạy lồng ghép của giáo viên. Nhìn chung giáo viên đã xác định được yêu cầu trong việc lồng ghép giáo dục môi trường, kỹ năng sống, tiết kiệm năng lượng, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học cho học sinh là thực sự cần thiết. Tuy nhiên việc vận dụng vào bài giảng cũng còn hạn chế, nội dung cung cấp cho học sinh cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức, chưa hình thành được thói quen cũng như kỹ năng áp dụng trong đời sống thực tế hàng ngày.
3. Tổ chức kiểm tra cuối năm, các phong trào giáo viên và học sinh: Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố, Giải thưởng Võ Minh Đức, Thi IOE, Violympic dành cho học sinh.
a. Tổ chức kiểm tra cuối năm
- Đơn vị đã xây dựng kế hoạch kiểm tra cuối năm, Ra quyết định thành lập các hội đồng như Hội đồng ra đề kiểm tra cuối năm, Hội Đồng  coi, chấm kiểm tra cuối năm. Tổ chức kiểm tra cuối năm  đúng như theo công văn công văn số 467 /PGDĐT-TH ngày 21/4/2017  của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ dầu Một về việc hướng dẫn kiểm tra và báo cáo tổng kết năm học 2016- 2017. Thời gian kiểm tra từ ngày 09/5 đến ngày 16/5/2017. Tổ chức kiểm tra nhẹ nhàng, nghiêm túc không gây căng thẳng, đánh giá đúng thực chất. Đơn vị đã thực hiện đổi chéo giáo viên coi, chấm kiểm tra ở các khối lớp. Phân công nhân viên văn phòng tổng hợp điểm các môn sau đó phát t bản ổng hợp điểm kiểm tra cho học sinhđể GVCN, GVBM. Ban giám hiệu chấm thanh tra theo quy định.  Kết quả so với HKI  được nâng lên cao hơn. Cụ thể:










* Về phẩm chất, năng lực
KHỐI Tổng số Năng lực Phẩm chất  
Lớp HS  
Tốt % Đạt % CCG % Tốt % Đạt % Đạt %  
1 4 107/40 82/38 76,6 25/2 23,4     75/33 70,0 32/7 30,0      
2 4 149/69 131 87,9 15 10,1 3 2,0 144 96,6 5 3,4      
3 4 151/72 133/69 88,1 18/3 11,9     145/71 94,0 6/1 4,0      
4 4 137/75 128/74 93,4 9/1 6,6     128/74 93,4 9/1 6,6      
5 4 151/73 128 84,8 23 15,2     124 82,1 27 17,9      
Tổng cộng 695/329 602 86,6 90 13,0 3 0,4 616 88,6 79 11,4      
          *  Đánh giá   kết quả học tập của học sinh
KHỐI Tổng số Đánh giá các môn học cuối năm Học sinh được lên lớp/ HTCTTH Học sinh rèn luyện lại trong hè Ghi chú  
Lớp HS/nữ  
HHT % HT % CHT % SL/nữ % SL/nữ %  
1 4 107/40 52 48.6 55 51,4     107/40 100        
2 4 149/69 71 47,7 75 50,3 3 2,0     3 2,0    
3 4 151/72 58 38,4 93 47,6     151/72 100        
4 4 137/75 61 44,5 76 55,5     137/75 100        
5 4 151/73 77 51,0 74 49,0     151/73 100        
Cộng 20 695 319 45,9 373 53,7 3 0,4 692 99,6 3 0,4    
Tỉ lệ                            
 
  • Số học sinh chưa đạt:
+  Toán:    0    ;     Tiếng Việt: 03     ;   Anh văn: Đại trà:  0  , AVTăng cường:   0                
  • Biện pháp khắc phục:
+ GV lập kế hoạch, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ từng HS; cho kiểm tra bổ sung, đánh giá bổ sung để xét HTCT lớp học;
+ Nếu HS vẫn chưa hoàn thành các bài kiểm tra thì Giáo viên chủ nhiệm; giáo viên dạy theo phân môn sẽ có biện pháp tích cực phụ đạo theo từng đối tượng học sinh trong hè.
b. Các phong trào của học sinh:
* Tham gia  thi Olimpíc Tiếng Anh ( IOE) qua mạng Internet:
- Kết quả:  9 hs Đạt cấp TP:      
*  Tham gia hội thi giải Violympic toán qua mạng Internet.
- Kết quả: 1 Đạt:cấp TP      
* Tham gia hội thi giải Violympic Toán- Tiếng anh qua mạng Internet.
- Kết quả: Đạt:1 hs đc công nhận  cấp TP
d. Phong trào Đội:
- Cấp TP: Giải I trang trí mai đào, Giải III kể chuyện Bác Hồ ,giải II Sáng tạo quà tặng,
+ Giải 1 hát múa tập thể
 - Cấp Tỉnh: giải II và 1 giả 4 búp bê xinh ngoan
e. Phong Trào Thể dục thể thao:
* HKPĐ Cấp TP: Đạt 03 giải tập thể và 05 giải cá nhân :  giải 1 toàn đoàn HKPĐ, đạt giải I Aerobic 1,2,3, giải I Aerobic 4.5 và 1 giải I  cờ vua 1,2,3,  đạt giải II cờ vua 4,5, giải III bơi lội (ếch), giải III bóng bàn đơn nam, giải II đá cầu đơn nam
- Cấp Tỉnh: 01  huy chương đồng cờ vua
f. Vẽ tranh
- Đạt 4 giải A và 1 giải C và 1KK cấp tỉnh…
- Đạt 3 giải A và 4 giải C cấp Thành phố.
- Giải thưởng mĩ thuật thiếu nhi cấp TP:1A, 1B, 2C, 2KK, 1B, 1C tập thể
- Giải thưởng mĩ thuật thiếu nhi cấp Tỉnh:1KK, 1C tập thể, vẽ tranh trên gốm (1A, 2C,1KK)
-Hội thi vẽ tranh”Bình Dương quê em”: 1A, 1B, 5C, 2KK
- Thi thiết kế thiệp: 1 giải I, 2 giải III
- Vẽ tranh phố xuân:1KK
- Vẽ tranh”Phòng chống tai nạn thương tích” cấp Tỉnh giải A
- Kết quả tham gia các phong trào khác:
-  Tham gia thi rung chuông cụm trường vàng đạt 1 giải 1 và 1 giải 2.
- Tham 2 giải khuyến khích giao lưu an toàn giao thông nụ cười trẻ thơ.
- Tham gia thi viết chữ đẹp đat 1 giải 1 và 2 giải KK cấp TP,
  • Đạt giải Khuyến khích hát dân ca cấp cụm.
c. Khen thưởng cuối năm.
KHỐI Lớp Tổng số HS/nữ Học sinh HTXS Học sinh đạt thành tích vượt trội Học sinh Đạt thành tích đột xuất Tổng số học sinh được khen thưởng
Số lượng
%
SL/nữ % SL/nữ % Số lượng Tỉ lệ
Một 1/1 27/10 13/7 48,1 7/3 25,9 1/1 3,7 21/11 77,8
1/2 27/10 16/9 59,3 4/4 14,8     20/13 74,1
1/3 27/10 12/5 44,4 4/4 14,8     16/9 59,3
1/4 26/10 11/4 42,3 7/1 26,9     18/5 69,2
Tổng cộng 107/40 52/25 48,6 22/12 20,6 1/1 0,9
75/38
70,1
Hai 2/1 35/17 17/10 48,6 9/4 25,7 1 2,8 25/14 71,4
2/2 39/14 23/11 59,0 9/5 23,1     31/16 79,4
2/3 38/20 16/11 42,1 7/6 18,4     22/17 57,8
2/4 37/18 15/10 40,5 7/3 18,9 3 5,4 24/13 64,9
Tổng cộng 149/69 71/43 47,7 32/18 21,5 4 2,7 107/60 71,8
Ba 3/1 37/18 16/10 43.2 10/6 29.7 2/1 5.4 28/16 75.5
3/2 39/19 16/10 41.1 9/4 23.1 0 0 25/14 64.1
3/3 36/16 11/6 30.6 9/7 33.3 4/2 11.1 24/13 69.4
3/4 39/19 16/11 41.3 9/8 23.1 4/4 10.3 29/23 74.4
Tổng cộng 151/72 59/37 39,1 37/25 24,5 10/7 6,6 106/52 70.9
Bốn

 
4/1 36/18 17/6 47,2 8/4 19,4 6/5 11,1 31/15 86,1
4/2 34/18 15/9 44,1 9/6 20,6 4/2 11,8 28/14 79,4
4/3 33/19 11/8 33,3 7/6 21,2 1/1 3,0 19/15 57.5
4/4 34/20 18/10 52,9 11/8 23,5 7/4   34/22 100
Tổng cộng 137/75 61/33 44,5 35/25 24,8 18/13 13,1 113/71 82,5
Năm
 
5/1 39/21 23/15 59,0 6/3 12,9 5/2 7,7 32 79,5
5/2 38/17 21/11 55,3 6/3 13,1 5/3 7,9 30 76,3
5/3 36/16 14/8 38,9 6/2 22,2 5/2 8,3 23 69,4
5/4 38/19 19/13 50,0 7/3 15,8 8/3 10,5 30 76,3
Tổng cộng 151/73 77/47 51,0 25/14 16,6 23/10 15,2 124 76,2
Cộng toàn trường 695/329 320 46,0 151 21,7 55 7,9
526

75,3


d.  Về phía Giáo viên:
*  Thực hiện Thông tư 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo  Thông tư Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên (Thông tư 21). Đơn vị đã tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi vòng CS  đạt 23/26 giáo viên  đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng, khách quan, hồ sơ được lưu trữ đầy đủ, thống nhất.
- Dự thi GVG câp Thành phố: Đạt 8/10 GV dự thi, trong đó đạt 01 giải II, 01 giải III. 03 giáo viên được chọn dự thi GVG giải thưởng Võ Minh Đức Cấp Tỉnh.
- Kết quả viết SKKN: đạt 3 SKKN cấp thành phố
* Tham gia thi BDTX năm học 2016-2017: 31GV( 100% GV dự thi)
4. Thực hiện dạy thí điểm: Phương pháp bàn tay nặn bột, dạy theo phân môn, dạy cờ vua …đánh giá cụ thể việc việc thực hiện.
a)  Thực hiện PP bàn tay nặn bột:
Nhà trường đã tổ chức triển khai chuyên đề đến 100% GV dạy lớp 1 đến lớp 5: Ngoài nội dung chuyên đề, đơn vị đã Đổi mới PP SH tổ chuyên môn: Trọng tâm sâu vào việc giúp  GV nắm vững quy trình giảng dạy, hướng dẫn tiếp cận các địa chỉ bài dạy có thể giảng dạy theo Phương pháp bàn tay nặn bột, khai thác thông tin trên mạng VIOLET
- Sau khi được học tập chuyên đề, các tổ chuyên môn đã tiến hành họp tổ nhằm định hướng lựa chọn phương pháp thí nghiệm phù hợp theo nội dung, chương trình của từng cấp học.
   PP quan sát tranh ảnh, quan sát vật thật; PP mô hình; PP nghiên cứu tài liệu; PP thí nghiệm trực tiếp
Ưu : “Bàn tay nặn bột” chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm quan sát, nghiên cứu tài liệu điều tra…
- Sử dụng CNTT cho bài dạy áp dụng PP BTNB đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí.
-Với một số thí nghiệm đơn giản, GV có thể giao việc cho HS bằng những phiếu giao việc, tự HS chuẩn bị các vật liệu cho nhóm của mình. Sử dụng PP thường xuyên để rèn thói quen cho HS.
- Rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn để đảm bảo thời gian.
* Nguyên tắc:
- Không sử dụng SGK khi học bằng PP bàn tay nặn bột.
- Không nêu tên bài học trước khi học (với những bài thể hiện nội dung bài học ở đề bài).
- Lựa chọn hoạt động phù hợp với PP bàn tay nặn bột để áp dụng, không nhất thiết hoạt động nào cũng áp dụng PP. Một thí nghiệm chỉ nên trả lời cho một câu hỏi hay một vấn đề kiến thức
* Hạn chế:
GV có thực hiện đổi mới PPGD nhưng đôi khi chưa mạnh dạn, chưa nổi bật lớn điểm mới!
Về phía HS, các em phải có vốn kiến thức thực tế tối thiểu, phải chủ động học tập, phải năng động, sáng tạo.
b) Dạy và học theo phân môn ở hai khối 4 và 5
 * Thuận lợi:
          - Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm khá vững vàng, đảm bảo được chất lượng giảng dạy theo từng môn học trên lớp.
- Phát huy sở trường của GV. Giáo viên dạy học theo môn chỉ soạn bài cho môn mình phụ trách giảm bớt công sức cho việc soạn giảng, dành nhiều thời gian để đầu tư cho việc nghiên cứu kỹ môn dạy chuyên sâu hơn. 
-  Nội dung bài giảng của giáo viên được thể hiện nhiều lần trên lớp, giáo viên sẽ nắm được chương trình xuyên suốt, truyền thụ kiến thức vững chắc; nắm đặc điểm tình hình của từng lớp học và tiếp cận được nhiều đối tượng học sinh trong một khối lớp. Dễ đánh giá tổng quát, giáo viên viết SKKN sát hợp hơn.
- Trong mỗi buổi học, các em học sinh được học với nhiều thầy cô giáo theo từng môn dạy, do đó trạng thái tâm lý của các em học sinh cũng được thay đổi thường xuyên trong buổi học. Vì thế, việc học tập của các em trên lớp không bị nhàm chán, căng thẳng mà ngược lại các em còn thoải mái, hứng thú hơn trong học tập, dẫn đến khả năng tiếp thu bài tốt hơn.
- Kết quả học tập của học sinh được phản ánh đảm bảo thực chất, chính xác về chuẩn kiến thức và kỹ năng qua các kỳ kiểm tra.
 Khó khăn: 
- Giáo viên dạy theo môn ít có thời gian bám lớp chủ nhiệm.
- Khi giáo viên tham gia thi GVG các cấp thì phải thi tất cả các môn nên kết quả thi chưa cao.
- Việc phụ đạo học sinh chưa hoàn thành hiệu quả chưa cao vì một tiết học chỉ có 35-40 phút, hết giờ phải qua lớp khác.
5. Đánh giá việc tổ chức câu lạc bộ bơi lội.
- Số lượng học sinh biết bơi: 459
- Số lượng học sinh đã Phổ cập bơi:125
- Số lượng học sinh chưa biết bơi:111
          III.  DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PCGDTH- CMC VÀ PCGDTHĐĐT
Việc duy trì sĩ số HS đã được đơn vị đưa vào nội dung thi đua, đến cuối năm học đơn vị đã đảm bảo tốt sĩ số không có HS nghỉ bỏ học.
- Củng cố bền vững chất lượng PCGDTH ĐĐT.
- Bổ sung đội ngũ giáo viên đủ số lượng, cơ cấu và chất lượng; xây dựng  cơ sở vật chất đủ phòng học, các phòng chức năng và thiết bị dạy học nhằm củng cố và nâng cao chất lượng PCGDTH ĐĐT một cách bền vững .
- Đảm bảo thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách; quy trình kiểm tra, công nhận kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng theo quy định.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO , KIỂM TRA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ:
1.  Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục (Số liệu cụ thể đã thanh tra, kiểm tra trong năm học.)
    Tích cực chăm lo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; thực hiện tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.; 2 tiết/ tuần
  • Ban giám hiệu được phân công phụ trách, phối kết hợp trong các hoạt động
  • Tổ chức thi giáo viên giỏi trường  đạt 23/23 GV tham gia
  • Tổ chức Đại hội CĐCS, Hội nghị CBCC, hội nghị CMHS năm học 2016 -2017
  • Thi viết chữ đẹp vòng cơ sở
  • Tổ chức kiểm tra thi mạng giải toán Internet; Tiếng anh trên mạng 72 học sinh tham gia
  • Không tổ chức DTHT trường 2 buổi/ngày quán triệt đến 100% Cán bộ giáo viên cam kết không dạy thêm trái quy định. (Kết quả: đã kiểm tra, nhắc nhở. CMHS không khiếu nại, phản ánh bằng đơn thưa.)
- Chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình các môn học và đổi mới phương pháp dạy học.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bằng những việc làm cụ thể: thiết kế bài học, sử dụng thiết bị; chọn hình thức dạy học phù hợp với nội dung và đặc trưng từng môn học; tạo không gian môi trường lớp học, sắp xếp bàn ghế  thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập trên lớp phát huy được tính tích cực, chủ động của các đối tượng học sinh.
Hướng dẫn, khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin: cách lấy tin, tư liêu trên mạng Violet phục vụ trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả.
- Thực hiện tốt công tác truyền thông để cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh nắm vững được nội dung, quan điểm đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học; tạo sự thống nhất trong việc thực hiện Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về đánh giá, xếp loại học sinh
Đơn vị đã tổ chức việc ra đề kiểm tra định kì các môn học đúng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
Thực hiện bàn giao chất lượng học tập của học sinh lớp dưới lên lớp trên sau kiểm tra cuối năm.
 Tăng cường ĐMPP giảng dạy và SH tổ CM nhiều hơn nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên và đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường.
  1. Các chuyên đề đã triển khai trong năm học 2016-2017:
1/  Nghiên cứu TT22 sửa đổi bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học
2/ Vận dụng hiệu quả các phương pháp tích cực để dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 4
          3/ Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán
          4/ Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Khoa học lớp 4
           5/Vận dụng các phương pháp tích cực để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn ATGT
           6/Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả
           7/TT22- Đánh giá xếp loại học sinh
                8/ Cách ra đề kiểm tra theo TT22
              9/ Thực trạng và giải pháp phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn KT-KN
              10/Biện pháp bồi dưỡng HS tham gia các hội thi đạt hiệu quả.

 - Những tiết dạy minh hoạ(thao giảng HĐ) thường được thực hiện hàng tháng theo phân công xoay vòng với kế hoạch chuyên đề từng tháng.
 - Sau đó tất cả các giáo viên trong nhà trường cùng Ban giám hiệu  sẽ ngồi lại để xây dựng, nhận xét ưu khuyết điểm của tiết dạy và có ý kiến đề xuất cho việc vận dụng chuyên đề có hiệu quả.
 - Thường xuyên tổ chức thao giảng dự giờ theo kế hoạch - rút kinh nghiệm tìm ra PPDH tích cực và hiệu quả trong giảng dạy.
b.   Thao giảng – dự giờ: 
STT KHỐI LỚP THAO GIẢNG DỰ GIỜ LÀM ĐDDH SD ĐDDH ƯDCNTT Kiểm tra GV
1 MỘT 24 76 14   5959   1038
2 HAI 36 96 100   6018   838
3 BA 25 75 24  5013   685
4 BỐN 24 104 63   2796   891
5 NĂM 28 97 52  2632   864
6 VTM 24 80 40 4642   428
7 ANH - TIN 30 100 10 3722   2500
TỔNG CỘNG 191 628 303 30782   7298
          c.  Công tác thanh kiểm tra nội bộ :
- Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch hoạt động, phương hướng thực hiện và các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Trọng tâm xoáy sâu các hoạt động thanh tra sư phạm của nhà giáo, thanh tra các bộ phận hỗ trợ phục vụ giảng dạy, thanh tra giám sát 3 cuộc vận động và phong trào thi đua trường học thân thiện, học sinh tích cực .
- Duy trì sinh hoạt, cải tiến lề lối sinh hoạt chuyên môn. Thực hiện nghiêm túc các tiết học đổi mới phương pháp và các chuyên đề cấp trường
- Đẩy mạnh đổi mới quản lý. Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh đúng thực chất. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
- Tích cực tham mưu cho lãnh đạo các cấp, chủ động phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể, đồng thời bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở để tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của ngành và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Đa số các giáo viên được thanh tra (Giáo viên dạy lớp ) thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ theo yêu cầu chuyên môn. Soạn giảng  đầy đủ theo chuẩn kiến thức kỹ năng, theo phân phối chương trình.Giáo viên nắm được phương pháp đặc trưng môn, vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy được tư duy, tính tích cực học sinh . Ứng dụng CNTT trong giảng dạy tiết học sinh động hiệu quả cao
*  Kiểm tra việc quản lý hồ sơ và hoạt động của các bộ phận
Các bộ phận được kiểm tra thể hiện hồ sơ sổ sách tốt, cập nhật thường xuyên, đối chiếu đủ đúng ( KT – TQ ) .
Bếp ăn kiểm tra thực phẩm đầu vào đủ, lưu mẫu thức ăn mỗi ngày: có đủ, vệ sinh bếp ăn nhà ăn sạch sẽ tốt . Thực hiện bếp ăn một chiều theo tình hình thực tế của trường.
*  Việc kiểm tra các chuyên đề khác :
- Giáo dục môi trường – Phong trào “ Xanh – Sạch – Đẹp ”
- Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua chương trình học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp .
Ưu điểm : Các tổ thống nhất, phân công chuyên môn của tổ đều nắm được
yêu cầu mục tiêu, trình bày được tích hợp lồng ghép .
Hạn chế :
Trong giảng dạy, việc vận dụng đổi mới phương pháp và tổ chức các hình thức học tập đạt hiệu quả chưa cao. Tính tích cực của học sinh chưa được phát huy. Chất lượng đội ngũ chưa thật sự đồng đều
  • Thực hiện kiểm tra trong cuối năm  :
Ưu điểm :
 Có quyết định phân công giáo viên coi và chấm kiểm tra
Tổ chức có kế hoạch soạn cụ thể từng nội dung, đúng lịch kiểm tra, nghiêm túc¸đổi chéo giáo viên coi chấm, chấm thanh tra của BGH .
Đánh giá khách quan¸ thực chất đúng chuẩn kiến thức kỹ năng .
Hạn chế :
Kỹ năng viết chính tả, thực hành viết các bài tập làm văn, viết văn của học sinh đạt hiệu quả chưa cao. Bài làm chưa có tính sáng tạo cao. Kỹ năng tính toán của học sinh chưa cẩn thận, còn sai sót.
 
* Kết quả kiểm tra nội bộ:
- Kiểm tra toàn diện được 19 viênc chức, trong đó xếp loại tốt 18, xếp loại khá:01, cụ thể:

STT
Thời gian kiểm tra   Họ và tên/ Bộ phận Lớp/Bộ phận Nội dung kiểm tra Xếp loại
STT Tốt Khá TB
1

 
THÁNG
10/2016



 
1 Phan Thị Mộng Trinh
 



 
 
Toàn diện

 
x    
2 Châu Yến Nhi   Toàn diện   x  
3 Nguyễn Ngọc Kim Ngân GVDL Chuyên đề x    
             
4 Trương Thu Thúy GVDL Chuyên đề x    
2 THÁNG
11/2016
5 Nguyễn Thị Hồng Phúc GVDL Toàn diện x    
6 Huỳnh Phương Uyên GVDL Toàn diện x    
7 Nguyễn Thụy Lệ Uyên GVDL Chuyên đề x    
3 THÁNG
12/2016
8 Nguyễn Thị Kim Thoa GVDL Toàn diện      
9 Nguyễn Thị Châu Phượng GVDL Chuyên đề x    
10 Dương Thị Cẩm Nguyên  Tin học        


4
THÁNG
 
1+2/2017
11 Nguyễn Văn Duy GVTD Toàn diện x    
12 Vũ Vân Anh GVDL1 Toàn diện x    
13 Hồ Thị Đào GVMT Chuyên đề x    
5 THÁNG
3/2017
14 Ngô Thành Vinh GVDL4 Toàn diện x    
15 Nguyễn Thị Lai GVDL2 Toàn diện x    
16 Nguyễn Hoàng Tuấn GVÂN Chuyên đề      
6 THÁNG
4/2017
17 Chu Thị Hà Loan GVDL 5 Toàn diện x    
18 Nguyễn Hoàng Tuấn GV ÂN Chuyên đề x    
19 Tống Thị Kim Bình
 
GVAV Chuyên đề x    
Kết quả thanh tra theo QĐ14:     tiết ( Tốt: 74     tiết, Khá:   10  tiết)
2. Báo cáo cụ thể số lượng và công tác chỉ đạo của ban giám hiệu đối với việc xây dựng thời khoá biểu 2 buổi/ ngày linh hoạt và quản lý an toàn thực phẩm đối với những trường có tổ chức bán trú.
a. Công tác chỉ đạo của ban giám hiệu đối với việc xây dựng thời khoá biểu 2 buổi/ ngày linh hoạt
Căn cứ vào hướng dẫn, chỉ đạo của ngành về việc thực hiện kế hoạch giáo dục đối với việc tổ chức dạy và học 2 buổi / ngày. Từ đó BGH cùng các tổ trưởng tiến hành xây dựng thời khóa biểu linh hoạt và phân công giáo viên đảm trách cho phù hợp cho từng khối lớp vào buổi thứ hai trong ngày, tổ chức 100% dạy TKB linh hoạt buổi chiều các khối lớp 2,3,4,5. Riêng khối lớp 1 dạy TKB linh hoạt 5 buổi chiều/ 1 tuần: 
+ Về nội dung: Tổ chức các buổi học và các hoạt động giáo dục đa dạng đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện theo chương trình tiểu học hiện hành; tạo điều kiện cho học sinh thực hành kiến thức đã học, hoàn thành bài tập ngay tại lớp và tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương; giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập; bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn học và nội dung tự chọn;  tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tăng cường giáo dục đạo đức, kĩ năng sống và bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cho học sinh phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế tại địa phương.
*  Về thời lượng:
- Buổi sáng: Dạy không quá 11 giờ như quy định của SGD.
- Buổi chiều: Thời lượng tối đa là 3 tiết , tập trung vào các nội dung thực hành kiến thức  và tổ chức cho hs ôn luyện kiến thức đã học. giúp học sinh từng bước bổ sung kiến thức cơ bản và yêu cầu cần đạt của chương trình học theo từng cấp lớp.
- Thực hiện các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên; tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp từng đối tượng học sinh; dạy học các môn tự chọn và phát huy khả năng của học sinh theo các nội dung tự chọn.
- Thực hiện các hoạt động giáo dục như:  giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục kỹ năng sống; hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao… theo quy định của kế hoạch giáo dục, kế hoạch thời gian năm học; phát triển năng khiếu cá nhân
- Nội dung kiến thức phải được giáo viên đầu tư, nghiên cứu trong soạn giảng sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của từng lớp, mang tính vừa sức, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Học sinh khá, giỏi có điều kiện phát huy năng lực học tập, tư duy sáng tạo  thông qua từng bài học, môn học cụ thể, từ đó chất lượng học tập của các em từng bước được dần nâng lên.
- Qua việc tổ chức dạy linh hoạt cho học sinh các khối lớp đã tránh được sự quá tải về kiến thức đối với các em học sinh trung bình, yếu. Học sinh khá giỏi có hứng thú trong học tập có điều kiên phát huy tư duy, năng lực, tích cực trong học tập tránh được sự nhàm chán
  1. Quản lý an toàn thực phẩm đối với những trường có tổ chức bán trú.
* Đảm bảo vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh, bếp ăn:
- Mỗi ngày cấp dưỡng và phục vụ vệ sinh sạch sẽ khu nhà ăn,lớp học và nơi nghỉ ngơi của học hs.    
-  Thực hiện löu mẫu tất cả các món aên hàng ngày theo thực đơn đúng 24 giờ, đảm bảo số lượng theo qui định.(hàng ngày có giám sát theo dõi của BGH ,nhân viên y tế thực hiện lưu mẫu)
-  Dụng cụ đựng thức ăn  được đậy kín cẩn thận trước khi cho học sinh ăn.
- Hàng ngày BGH kiểm tra  từ khâu nhập phẩm cho đến khâu chế biến thức ăn.               

*  Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nắm rõ địa chỉ nguồn cung cấp thực phẩm.
* Đánh giá chất lượng bữa ăn cho HS
- Chất lượng các bữa ăn đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng cho hs,hs ăn ngon miệng, ăn hết khẩu phần ,thực đơn thay đổi hàng ngày phong phú.Đủ khẩu phần ăn cho học sinh,nhà ăn sạch sẽ, Ban giám hiệu sâu sát theo dõi chất lượng từng bữa ăn của học sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm hàng ngày.    
 - Tính toán khẩu phần dinh dưỡng, cân đối đủ về chất và lượng, thực đơn thay đổi và không trùng món trong một tuần.
   * Nề nếp bán trú của học sinh
 - Học sinh tự ý thức và thể hiện tốt ý thức trong ăn uống cũng như xếp hàng xuống nhà ăn.
- Các lớp đã thực hiện sắp xếp dụng cụ học tập gọn gàng ngăn nắp. Đảm bảo việc chăm  giờ ăn , giờ ngủ học sinh tốt
- Quản lý học sinh trong giờ chơi đi vào nề nếp, học sinh ít chạy giỡn nhiều sau giờ ăn, - Các lớp đã có nề nếp tốt khi xuống nhà ăn,giờ ăn nghiêm túc ,ăn không bỏ thừa đồ ăn điển hình khối 1.
 - Quản lý và nhắc nhở học sinh cần ăn chậm, nhai kĩ.
 - Yêu cầu học sinh ngủ đúng giờ và đủ giấc.
 - Sắp xếp chỗ ngủ thoáng, tránh để quạt số lớn và tránh không cho học sinh ngủ dưới quạt, phòng có màn cửa sổ che bớt ánh sáng.
 - Bảo mẫu trực tiếp quản lý cho học sinh ăn và quản lý học sinh trong giờ nghỉ trưa.
 - Các lớp đã thực hiện sắp xếp dụng cụ học tập gọn gàng ngăn nắp.
 * Công tác tiếp phẩm
 - Thường xuyên trao đổi góp ý cơ sở cung cấp thức ăn để đảm bảo các nguyên tắc ăn uống, thực hiện 10 nguyên tắc vàng trong bảo quản và chế biến thức ăn, cũng như tổ chức cho học sinh ăn đảm bảo mỗi học sinh ăn hết tiêu chuẩn của mình.
- BGH cùng bếp trưởng bếp phó tiếp quản thực phẩm vào lúc 4g 30 sáng mỗi ngày ,trước khi chế biến,Nhân viên y tế lưu mẫu đúng quy trình.
*  Công tác kiểm tra Vệ sinh ATTP của trường, PGD, Y tế
 - Hàng ngày BGH và y tế nhà trường
 Kiểm duyệt thức ăn bán trú thực tế vào lúc 8 g 30 phút mỗi ngày,lưu mẫu thức ăn chín ,ăn xế hàng ngày đảm bảo theo quy trình.
+ Ban giám hiệu phụ trách công tác bán trú lên kế hoạch kịp thời.
+ Kiểm tra thường xuyên các suất ăn hàng ngày, đã họp rút kinh nghiệm trong việc chế biến thức ăn, phân chia thức ăn cho học sinh kịp thời.
- Nhắc nhở kịp thời khi lên thức ăn chưa đều.Đã góp ý với tổ cấp dưỡng để điều chỉnh hợp lý.
- Kiểm tra giám sát sát cấp dưỡng sơ chế và lên thức ăn hàng ngày.
- Thực hiện theo dõi chăm ăn, chăm ngủ cho học sinh,giáo dục văn hóa ăn
uống ở học đường tốt.
- Đảm bảo  chế  biến thức ăn sạch sẽ,đúng quy trình có giám sát của BGH.
-  Ngày 12/10/2016 Nhà trường đón đoàn kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực
phẩm tại trường với biên bản số 20 BBKT  theo QĐ số 703 /QĐ – ATTP. Được kết luận Đạt.
- Ngày 24 tháng 03năm 2017 đón đoàn kiểm tra đột xuất của công an môi trường Tỉnh Bình Dương.Qua tham quan tình hình thực tế được đoàn kết luận : đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và Đạt.
- Ngày 18/04/2017 nhà trường đón đoàn kiểm tra của Trung tâm y tế dự phòng TP TDM.Kết luận :Đạt
3. Tăng cường hoạt động tổ mạng lưới chuyên môn cụm trường, cấp thành phố và tham gia các hoạt động tổ mạng lưới chuyên môn cấp tỉnh.
- Trong năm Hiệu trưởng đã tham gia mạng lưới chuyên môn cấp tỉnh, đã tham gia kiểm tra, tư vấn được 20 trường Tiểu học trong tỉnh.
  VI.  THỰC HIỆN CÁC PHONG TRÀO VÀ CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG LỚN CỦA NGÀNH THEO HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2016-2017
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW  ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “ Đảy mạnh việc học tập  tấm gương, đạo đức, phong cách  Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục gắn với cuộc vận động “Hai không” và giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nhân cách nhà giáo, chống các hành vi xúc phạm danh dự và thân thể học sinh. Đặc biệt coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo.
Phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động:  Xây dựng trường, lớp “xanh, sạch, đẹp”, đủ nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên. Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Tích hợp giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Tổ chức sân chơi có các trang thiết bị phục vụ các hoạt động vận động, các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
VI. CÁC HOẠT ĐỘNGTRỌNG TÂM KHÁC
1 . An toàn giao thông, giáo dục răng miệng, giáo dục KNS.
Trong năm học 2016- 2017 Liên Đội tổ chức tháng an toàn giao thông chia thành hai lần lần một vào tháng 9, lần hai vào tháng 2 nội dung tuyên truyền về phòng chống tai nạn giao thông, giáo dục các em 100% phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao dục,một số biển báo thường gặp, thông qua đó tổ chức các hoạt động trò chơi, rung chuông vàng, Ngày hội phố xuân,thiếu nhi vui khoẻ…
Tình hình giao thông trước cổng trường thông thoáng , ít ùn ứ vì nhà trường đã chủ động chia ra 02 đợt ra về mỗi đợt cách nhau 10 phút.
Tham gia thực hiện đảm bảo an toàn giao thông: Thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
  1. Vệ sinh răng miệng 32 đợt mỗi đợt  695 hs  ,súc miệng hàng tuần với nước Flo. Giáo dục KNS cho học sinh: giúp học sinh tránh xâm hại và bạo lực học đường 
tổ chức ngày 27/3/2017 có 695 học sinh tham dự /1 buổi.
  • Tham quan nhà máy nước: số lượng;288 học sinh Kinh phí ;được cty nhà máy nước tài trợ.
  1. Phòng chống  tai nạn thương tích
Bằng hình thức  tuyên truyền và giáo dục trong các buổi sinh hoạt dưới cờ,sinh hoạt chủ nhiệm về an toàn giao thông,không leo trèo chạy nhảy,không chơi những trò nguy hiểm,không chơi những khu vực ao hồ, không ăn hàng ở nơi công cộng để xảy ra ngộ độc………
Trong năm học không để xảy ra thương tích cho học sinh, không có học sinh đuối nước.
  1. Vệ sinh môi trường
Nhà trường luôn chú trọng đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp. Nhà vệ sinh luôn được quét dọn sạch sẽ thường  xuyên.Triển khai cụ thể đến từng giáo viên nội dung yêu cầu, tiêu chí trường học xanh-sạch-đẹp, an toàn.Tổ chức một số hoạt động nội khóa và ngoại khóa về giáo dục môi trường theo chủ đề cho học sinh.Giao trách nhiệm cụ thể cho các lớp về việc giữ gìn và chăm sóc cây xanh,  bồn hoa trường lớp. Nhà trường đã từng bước xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn; từng bước nâng cấp cơ cở vật chất, xây dựng trường học khang trang xanh – sạch – đẹp.
Khuôn viên trường luôn sạch sẽ, thường xuyên tăng cường công tác vệ sinh trường, lớp, nhà vệ sinh. Phân công trực nhật vệ sinh bảo đảm môi trường sạch đẹp, có cây xanh thoáng mát, được trang trí sư phạm và gần gũi, thân thiện với thiên nhiên.Trường có sân chơi an toàn, thường xuyên được dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ. Giáo dục cho học sinh có ý thức vệ sinh trường lớp sạch đẹp, thoáng mát. Tham gia trang trí lớp học theo các tiêu chí lớp học thân thiện. Thực hiện trồng hoa kiểng tại lớp học để có màu xanh ( 100% các lớp thực hiện )
  1. Công tác Đội
          Trong năm học này Tổng phụ trách Đội của trường tuy mới  nhận nhiệm vụ nhưng với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của BGH, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả sau:
- Giải I trang trí mai đào,
- giải III kể chuyện Bác Hồ, giải II
- Sáng tạo quà tặng,
- giải 1 hát múa tập thể
- Cấp Tỉnh:giải II và 1 giả 4 búp bê xinh ngoan
- Thi thiết kế thiệp: 1 giải I, 2 giải III
- Vẽ tranh phố xuân:1KK
- Vẽ tranh”Phòng chống tai nạn thương tích” cấp Tỉnh giải A
  VII. KIÊN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
  • Không
                                                        HIỆU TRƯỞNG                                                                             



                                                           Nguyễn Bá Phương
 

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay950
  • Tháng hiện tại23,020
  • Tổng lượt truy cập1,020,155
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây